Bánh trôi nước là một trong những tác phẩm nổi tiếng viết về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Bài thơ sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.

Download.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc tài liệu về tác giả Hồ Xuân Hương và nội dung của bài thơ Bánh trôi nước dưới đây.
Bài thơ Bánh trôi nước
Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
I. Đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương
– Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.
– Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt Đường.
– Bà từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều danh sĩ nổi tiếng (trong đó có cả Nguyễn Du).
– Cuộc đời của Hồ Xuân Hương từng trải qua nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ éo le (làm vợ lẽ).
– Các tác phẩm của bà chủ yếu bao gồm thơ Nôm và thơ chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay còn khoảng 40 bài thơ được tương truyền là của Hồ Xuân Hương.
– Các sáng tác của bà đa phần đều viết về phụ nữ với tiếng nói thương cảm, cũng như sự khẳng định đề cao khát vọng của họ.
– Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
– Một số bài thơ nổi tiếng như: Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Quả mít…
II. Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hoàn cảnh sáng tác
Được in trong “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam”, tập III, NXB Văn hóa, Hà Nội năm 1963.
2. Thể thơ
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ, cách hiệp vần ở câu 1, 2 và 4 (tròn – non – son).
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi
- Phần 2: Vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam.
4. Nội dung
Bánh trôi nước thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ.
5. Nghệ thuật
Ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc…
Hồ Xuân Hương – “Bà Chúa Thơ Nôm” Của Văn Học Trung Đại VN
Hồ Xuân Hương – “Bà Chúa Thơ Nôm” Của Văn Học Trung Đại VN
Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng viết về Hồ Xuân Hương: “Người ta nói nhiều về Hồ Xuân Hương/ Nhưng người đó là ai/ Thật mỉa mai/ Không ai biết rõ/ Như có như không như không có… Mờ mờ tỏ tỏ”. Đúng là như vậy, người ta đọc thơ Hồ Xuân Hương, phân tích thơ của bà, thế nhưng thân thế và cuộc đời bà không ai nắm rõ. Người ta chỉ chắc chắn một điều, thơ Hồ Xuân Hương mang một cái tôi rất riêng, không phải ai cũng hiểu, mà hiểu rồi thì không thể quên.
Nguồn: suckhoedoisong.vn, allowcopy.com, zingnews.vn, vanhienviettoc.freeservers.com, vanhocsaigon.com, quynhdoi.gov.vn, zingnews.vn, jonathanvankin.com, vnca.cand.com.vn
Tham khảo về giới thiệu về tác giả hồ xuân hương từ thông tin mà Chat bot đưa ra
Hồ Xuân Hương (1772-1822) là một nữ nhà thơ nổi tiếng thời Lê sơ và Nguyễn thị, sinh ra ở làng Đông Nguyên, phía Đông Hà Nội.
Hồ Xuân Hương là một nhân vật đặc biệt, không chỉ vì tài năng văn chương của bà mà còn bởi sự kiên cường và độc lập tư tưởng của bà trong bối cảnh xã hội phong kiến đang chịu sức ép ngày càng tăng từ người Trung Quốc.
Tác phẩm của Hồ Xuân Hương được coi là kinh điển văn học cổ điển của Việt Nam. Các tác phẩm như Chinh Phụ Ngâm Khúc, Thanh Tâm Tuyệt Đối, Đăng Cùi Đêm, Nôm na và Thác Bắc được coi là những tác phẩm đặc sắc của bà.
Hồ Xuân Hương đã để lại cho thế hệ sau một tài sản văn học vô giá và đóng góp lớn cho văn hóa Việt Nam. Tác phẩm của bà đã trở thành một phần không thể thiếu trong các giáo trình văn học cổ điển của Việt Nam và đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới.